Đai khóa trinh tiết còn có tên gọi là “đai Florence”, làm bằng cao su, kim
loại... để ngăn chặn phụ nữ quan hệ tình dục, khá thịnh hành ở châu Âu thời
trung cổ.
Đai trinh tiết được phát hiện đầu tiên vào thế kỷ thứ 14 tại Italy. Chiếc đai
này chủ yếu do hai tấm sắt tạo thành, chỉ để chừa lại một lỗ hổng cho việc đi vệ
sinh, một lỗ dùng khi “đến tháng” của phụ nữ. Chiếc đai được buộc chặt quanh eo
và bộ phận sinh dục. Trên đai còn có chiếc khóa đặc biệt do người đàn ông cất
giữ. Trong bảo tàng ở các thành phố như Paris, Beclin, Amsterdam, Munich,
Roma... hiện còn trưng bày rất nhiều đai trinh tiết này.
|
Chiếc đai trinh tiết rất thịnh hành thời trung cổ tại châu Âu. |
Khi đai trinh tiết trở nên phổ biến trong xã hội xưa, phụ nữ trở thành vật sở
hữu riêng của đàn ông. Ngoài những luật lệ bất thành văn, thì chiếc đai này
chính là công cụ để người đàn ông ép buộc phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết và đạo
hạnh.
Các nhà nghiên cứu dự đoán thời gian tồn tại của chiếc đai này kéo dài tới
thế kỷ 17 - 18. Cũng có thể nói, đây là đồ vật được sử dụng khi châu Âu chìm
trong đêm trường trung cổ.
Trong thế kỷ 16 - 17, nó trở thành vật xa xỉ của phụ nữ quý tộc. Tấm chắn của
đai được làm từ ngà voi hoặc bạc, phía trên có khắc những hoa văn vô cùng tinh
xảo, cùng với đó là chiếc chìa khóa bạc rất đẹp được làm bởi các thợ khóa giỏi.
Một chiếc đai có 2- 4 chiếc khóa bạc dạng này.
|
Chỉ tầng lớp quý tộc xưa kia mới dùng đồ vật kỳ lạ này. |
Một bức tranh cổ khắc gỗ còn lưu giữ tới ngày nay cũng phản ánh hiện tượng
này. Bức tranh khắc một người phụ nữ đeo đai trinh tiết và hai người đàn ông.
Người phụ nữ một tay đặt lên vai người đàn ông, tay còn lại cầm tiền đưa ra xa,
còn người đàn ông phía sau chính là người thợ khóa. Bức tranh còn có bốn câu thơ
với nội dung đại ý như sau: “Không chiếc chìa khóa nào có thể khóa một người phụ
nữ gian xảo, không có tình yêu thì không có sự chung thủy của người phụ nữ. Vì
vậy, tôi dùng tiền của anh để mua lại tất cả những chiếc khóa mà tôi chưa có”.
|
Vòng khóa đặc biệt trên đai trinh tiết. |
Nhiều ý kiến cho rằng, người phát minh ra đai trinh tiết ở châu Âu chính là
bạo chúa Carrera ở Venice. Carrera đã để lại ở Venice rất nhiều dấu tích về sự
bạo hành của mình với những dụng cụ tra tấn quái dị và tàn khốc. Trong đó, chiếc
đai trinh tiết với hai tấm sắt chính là dụng cụ để ông ta ép buộc phụ nữ phải
thủ tiết với mình.
Theo rất nhiều tài liệu, sau khi chiếc đai được bạo chúa Carrera phát minh,
nó dần phổ biến ở các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Đức. Một số tài liệu còn ghi
chép cụ thể ý nghĩa của chiếc đai trinh tiết trong xã hội trung cổ ở châu Âu:
Khi người con trai đến cầu hôn một cô gái, mẹ của cô ta sẽ rất tự hào khoe
khoang con gái bà từ năm 12 tuổi đã đeo vòng trinh tiết. Hoặc nếu một người đàn
ông sờ vào đùi của vợ chưa cưới mà thấy chiếc đai này thì sẽ vô cùng sung sướng.
Cũng có lúc chiếc đai này được gọi là “hàng rào bảo vệ Venus”, và nó là món quà
đầu tiên mà chú rể tặng cô dâu vào buổi sáng sau hôn lễ.
Sau thế kỷ 18, chiếc đai này dần biến mất. Hiện nay, nó chỉ còn được trưng
bày trong các bảo tàng ở châu Âu.
|
Một chiếc đai còn lưu giữ trong bảo tàng. |
Người châu Âu hiện vẫn còn truyền tai nhau về câu chuyện cười liên quan tới
chiếc đai trinh tiết. Câu chuyện như sau: Một đức vua đi săn cùng thuộc hạ, bèn
giao chìa khóa đai trinh tiết của vợ cho một hiệp sỹ tin cậy. Khi nhà vua vừa ra
khỏi cổng thành, hiệp sỹ kia hớt hải chạy theo nói: “Bệ hạ đưa nhầm chìa khóa
rồi!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét