Thuốc từ cây cỏ
Dâm dương hoắc: dược liệu là thân lá, bỏ rễ, phơi hoặc sấy khô, dùng sống hoặc chế biến. Thuốc có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, kích thích sinh dục, chuyên trị chứng rối loạn cương, liệt dương, lưng gối đau mỏi.
Dâm dương hoắc, nhục thung dung, câu kỷ tử, mỗi vị 12 gr; ba kích, sa sâm, mỗi vị 16 gr; đỗ trọng, đương quy, mỗi vị 8 gr; cam thảo 6 gr; táo Tàu 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với một lít rượu 35 – 40 độ C, càng lâu càng tốt, uống trong vòng một tuần.
Rễ cau: chỉ dùng loại rễ màu trắng, mọc lộ ra trên mặt đất, gọi là rễ cau nổi. Dược liệu được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô và được dùng như sau:
Dùng riêng, rễ cau nổi 20 – 30 gr, cắt nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống mỗi lần một ngày.
Dùng phối hợp, rễ cau nổi 8 gr, ba kích 20 gr, thục địa 20 gr, loài sơn 20 gr, sâm bố chính 40 gr, quế thanh 8 gr. Tất cả sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm bằng quả táo. Ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ, liền trong một tháng.
Thuốc từ động vật
Ngài tằm: thường chỉ dùng ngài tằm đực, thu bắt vào buổi sáng từ 5 – 6h. Về hình dáng, ngài tằm đực nhỏ hơn con cái, bụng thon, toàn thân có màu nâu sẫm.
Ngài tằm đực thu được đem vặt cánh, bỏ đầu và chân, phơi khô, dùng tươi hoặc sao vàng. Dược liệu có tên thuốc là Tàm nga, vị mặn, bùi béo, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, đặc trị liệt dương, hoạt động sinh lý yếu.
Ngài tằm đực 7 con, sao vàng, tán bột mịn, phối hợp với tôm he, bóc vỏ 12 gr, giã nhuyễn. Hai thứ này trộn đều với hai quả trứng gà, đem rán hoặc hấp chín, ăn một lần trong ngày. Có thể bào chế ngài tằm đực với cá ngựa, nhung hươu, nhân sâm, hà thủ ô, hồ đào thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ C) và viên bao với tác dụng tăng trọng và kích thích sinh dục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét